Dịch vụ bảo trì, vận hành và tối ưu hiệu suất mạng LAN/WAN

He thong mang LAN-WAN

Bảo trì, vận hành và tối ưu hiệu suất, băng thông hệ thống mạng LAN/WAN là những nhiệm vụ mà quản trị viên mạng thực hiện thường xuyên, định kỳ để tránh sự cố đường truyền vật lý, lỗi thiết bị làm ảnh hưởng tới trải nghiệm sử dụng và gián đoạn dịch vụ. Hơn nữa, nó cũng giúp quản trị mạng nắm rõ được tình trạng của mạng để có phương án chia tải, nâng cấp và tối ưu hiệu suất, băng thông.

Mặc dù có một số nhiệm vụ vận hành, bảo trì và tối ưu băng thông này doanh nghiệp có thể tự thực hiện để giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động của mạng, nhưng bạn có thể thấy rằng mình cần kết hợp với dịch vụ kỹ thuật thuê ngoài để giữ cho mạng hoạt động suôn sẻ hàng ngày. Điều này đảm bảo rằng bạn sẽ không thường xuyên đối diện với tình huống người dùng cuối cùng phàn nàn là mạng đang chạy chậm, cùng với đó sự cố mất đường truyền, gây nguy cơ làm hỏng cả phần mềm và phần cứng theo thời gian.

Bảo trì, vận hành và tối ưu hiệu suất, băng thông hệ thống mạng LAN/WAN là gì?

Bảo trì, vận hành hệ thống mạng LAN/WAN cấu thành tất cả các nhiệm vụ bao gồm giám sát, đo kiểm tra, cập nhật và vận hành hệ thống mạng của tổ chức và doanh nghiệp để giảm thiểu xảy ra sự cố và tối ưu hóa băng thông, tăng trải nghiệm sử dụng. Hệ thống mạng liên quan đến toàn bộ danh mục tài sản công nghệ thông tin (CNTT) vật lý, như hạ tầng truyền dẫn cáp đồng, cáp quang, Wi-Fi, phần cứng thiết bị mạng, phần mềm, hệ thống VoIP, hệ thống Camera IP, trung tâm dữ liệu (Datacenter), cũng như quyền truy cập vào mạng và dữ liệu.

Giám sát, đo kiểm tra hiệu suất và cập nhật hồ sơ mạng LAN/WAN thường xuyên, định kỳ.

Về cơ bản, công việc bảo trì, vận hành và tối ưu hóa hệ thống có thể bao gồm các phần việc:

  • Giám sát, kiểm tra tình trạng hoạt động và hiệu suất của mạng thường xuyên, định kỳ.
  • Báo cáo và khắc phục sự cố về lỗi đường truyền, thiết bị, phần mềm.
  • Duy trì, cập nhật cấu hình, đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống.
  • Các đề xuất thay thế thiết bị, vật tư, phụ kiện kém chất lượng, bị lỗi hoặc cần nâng cấp.
  • Cài đặt, thay thế hoặc nâng cấp cả đường truyền vật lý, phần cứng và phần mềm.
  • Lập kế hoạch nâng cấp, mở rộng hoặc cải tiến, điều chỉnh và tối ưu hóa hệ thống mạng.
  • Lập báo cáo và cập nhật liên tục tài liệu hồ sơ về mạng.

Một hệ sinh thái mạng CNTT lành mạnh dựa trên các hoạt động chủ động, hàng ngày và tầm nhìn chiến lược thay vì các điều chỉnh mang tính phản ứng đột xuất, nhất thời. Các nguyên tắc cơ bản để duy trì mạng luôn hoạt động tốt là có một kế hoạch bảo trì mạng thường xuyên thành công, thường bao gồm những điều sau:

  • Hiệu suất mạng: Kiểm tra, phân tích các mối quan tâm hàng đầu về hiệu suất mạng ảnh hưởng đến tốc độ và độ tin cậy của thiết bị, bao gồm việc sử dụng băng thông, kiểu lưu lượng truy cập, tắc nghẽn, mạng thường xuyên ngừng hoạt động hoặc gặp sự cố, độ trễ kết nối, mất dịch vụ, v.v.
  • Tính đồng bộ và độ ổn định, tin cậy: Đảm bảo hệ thống phần cứng, phần mềm, hạ tầng dây cáp truyền dẫn vật lý và cấu hình thiết bị phù hợp với hoạt động hiện tại của mạng, số lượng người dùng, vị trí điểm cuối và phân tải đúng theo chức năng.
  • Cập nhật cấu hình và nâng cấp thiết bị, phần mềm: khi có kế hoạch thêm người dùng hoặc thêm các thiết bị đầu cuối, phát sinh dịch vụ mới, mạng cần cấu hình lại hoặc được nâng cấp theo tỷ lệ giữa các thành phần, giao diện mạng và băng thông của điểm kết nối đó, từ đó củng cố cả hiệu suất tổng thể và khả năng phòng thủ bảo mật của mạng.
  • An toàn thông tin: Triển khai các lớp bảo vệ mạng mạnh mẽ và luôn cập nhật, chẳng hạn như cập nhật các lớp bảo mật, mạng riêng ảo, kiểm soát quyền truy cập của người dùng, biện pháp xác thực kép, kiểm tra nhật ký đối với tài liệu sử dụng, thông báo vi phạm thời gian thực và báo cáo bảo mật.
  • Cập nhật các báo cáo và phân tích: duy trì cập nhật định kỳ tình trạng, các thay đổi của hệ thống mạng, từ đó dễ dàng phát hiện và xử lý các lỗi trên toàn hệ sinh thái CNTT, giảm các sự cố nghiêm trọng trước khi chúng xảy ra.

Những nhiệm vụ cần phải thực hiện trong công tác vận hành, bảo trì và tối ưu hiệu suất hệ thống mạng LAN/WAN

Nhiều nhà khai thác mạng kinh doanh và doanh nghiệp SMEs có hiểu biết cơ bản về bảo trì mạng là gì, nhưng có thể vẫn có một số nhầm lẫn liên quan đến nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện. Dưới đây là các nhiệm vụ chính phổ biến nhất liên quan đến việc giữ cho mạng LAN/WAN luôn hoạt động tốt, duy trì và cập nhật tốc độ trong điều kiện bình thường và khi mở rộng giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn nhiều trong việc phát triển kinh doanh trong môi trường cạnh tranh.

May do kiem tra hieu nang mang LAN-WAN-IP-Ethernet
Đo kiểm tra hiệu suất, phân tích và chẩn đoán lỗi mạng LAN-WAN

Các nhiệm vụ này có thể thực hiện đo kiểm tra định kỳ bởi nhân viên CNTT nội bộ hoặc dịch vụ kỹ thuật thuê ngoài.

  • Duy trì việc kiểm tra, giám sát tình trạng đường truyền vật lý: Nếu có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo hoặc lỗi bị bỏ qua quá lâu về lỗi đường truyền vật lý, như: suy hao đột biến của cáp đồng, cáp quang, nhiễu kênh Wi-Fi, vùng phủ sóng Wi-Fi kém,.v.v. Bạn có thể gặp phải các sự cố gây gián đoạn ảnh hưởng tới công việc kinh doanh và mất nhiều thời gian, chi phí tốn kém để sửa chữa.
  • Phân tích nguy cơ tiềm năng hiệu suất mạng: Nếu hiệu suất mạng kém và xảy ra nghẽn mạng thường xuyên do cấu hình hệ thống không đồng bộ, phân tải không đúng, lỗi thiết bị và phần mềm,.v.v. Điều này gây khó khăn trong trải nghiệm sử dụng, chia sẻ dữ liệu và tài nguyên, truy cập hệ thống.
  • Đề xuất và cài đặt nâng cấp phân cứng, phần mềm: Đề xuất và thực hiện công việc cài đặt, thay thế và nâng cấp thiết bị, hạ tầng dây, phụ kiện và phần mềm chuyên dùng là một phần quan trọng của công việc vận hành, bảo trì mạng vì nó đảm bảo rằng mạng CNTT luôn được cập nhật công nghệ mới nhất, an toàn thông tin. Nâng cấp phần cứng, phần mềm có thể bao gồm tối ưu cho hệ thống, từ việc thay thế phần cứng cũ hơn hoặc bị lỗi, cho đến nâng cấp giao diện mạng, khả năng xử lý, phân tải, từ đó nâng cấp tổng thể băng thông của mạng.
  • Lập kế hoạch để tối ưu hóa hệ thống: Doanh nghiệp luôn hướng về phía trước và luôn có kế hoạch mở rộng về kinh doanh, dịch vụ, nhân sự. Một kế hoạch về việc tối ưu mạng về hiệu suất, băng thông, bổ sung thêm thiết bị, phần mềm chủ động luôn tốt giúp cho việc bổ sung này mà không gặp bất kỳ khó khăn nào và dễ dàng điều hướng tuyến truyền dẫn, tránh ngắt quãng dịch vụ.
  • Sẵn có chuyên gia kinh nghiệm và đầy đủ công cụ dụng cụ: Một phần thiết yếu trong việc duy trì mạng là đảm bảo luôn có kỹ sư CNTT đầy đủ kỹ năng và các công cụ cần thiết, đạt tiêu chuẩn để đảm bảo cho việc bảo trì, tối ưu hóa hệ thống mạng được thường xuyên, liên tục. Điều này không những giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro gặp phải sự cố bị hỏng mạng, mà còn rất quan trọng để bảo vệ thông tin quan trọng trong công ty.
  • Lập các báo cáo và phân tích hệ thống mạng định kỳ: lập và duy trì báo cáo định kỳ về tình trạng, các thay đổi về đường truyền, hiệu suất, băng thông, thiết bị, phần mềm. Từ đó dễ dàng phát hiện và xử lý các lỗi trên toàn bộ hệ thống CNTT.

Lập hồ sơ báo cáo, cập nhật các thay đổi thường xuyên về hệ thống mạng LAN/WAN

Lập hồ sơ, báo cáo định kỳ về hệ thống mạng

Mặc dù hầu hết các kỹ sư mạng coi việc lập hồ sơ và cập nhật thông tin về hệ thống mạng LAN/WAN là một nhiệm vụ không quan trọng. Tuy nhiên tài liệu này vô cùng thiết yếu trong việc bảo trì mạng cũng như khắc phục sự cố và tối ưu mạng lưới. Mỗi tổ chức và doanh nghiệp khác nhau có các tiêu chuẩn khác nhau về mức độ chấp nhận được của tài liệu, tuy nhiên có một số nguyên tắc hoặc đề xuất căn bản bạn nên tham khảo khi lập hồ sơ về mạng:

  • Sơ đồ cấu trúc liên kết vật lý của mạng.
  • Sơ đồ cấu trúc liên kết logic của mạng.
  • Thông tin về kết nối giữa các thiết bị cho kết nối mạng LAN và WAN.
  • Thông tin cấu hình các thiết bị, phần mềm.
  • Địa chỉ IP và thông tin VLAN.
  • Thông tin kiểm kê của tất cả các thành phần mạng: thiết bị, module, vật tư phụ kiện.
  • Các cập nhật, sửa đổi chi tiết về các thay đổi đối với cấu trúc liên kết, cấu hình, thiết bị, phụ kiện.
  • Bất kỳ tài liệu và ghi chú thiết kế ban đầu hoặc bổ sung nào về tóm tắt các chỉ tiêu, tình trạng mạng, tốc độ, băng thông, độ trễ, cấu trúc và loại cáp mạng, cáp quang, Wi-Fi, phụ kiện mạng.

Mặc dù không có tiêu chuẩn chung nào xác định thông tin nào nên và không nên đưa vào hồ sơ mạng để lưu trữ, nhưng hầu hết các tổ chức và doanh nghiệp đều có tiêu chuẩn riêng về những gì nên đưa vào tài liệu. Sau khi hoàn thành từng dự án mạng, hồ sơ tài liệu về hệ thống mạng LAN/WAN hiện có phải được cập nhật để phản ánh những thay đổi đã được thực hiện đối với mạng.

Điều quan trọng là phải tuân thủ các tiêu chuẩn và nguyên tắc nhất quán khi tạo hồ sơ, sau đó phải đảm bảo rằng nó luôn được duy trì và cập nhật. Sơ đồ mạng từ nhiều năm trước sau mỗi lần thay đổi, nâng cấp đều có thể chứa thông tin sai lệch, không chính xác với mạng hiện tại. Do đó có thể làm cho việc khắc phục sự cố và việc mở rộng mạng trở nên trở nên khó khăn hơn, mất thời gian, tốn kém hơn. Tài liệu mạng nên được cập nhật liên tục, thường xuyên khi xử lý các sự cố, sự thay đổi về cấu hình, băng thông, đỗ trễ, phần nâng cấp và các ghi chú quan trọng khác nếu có.

Nên tự quản trị mạng hay sử dụng dịch vụ bảo trì, tối ưu băng thông mạng LAN/WAN thuê ngoài?

Mang-noi-bo-LAN
Mang-noi-bo-LAN

Các mạng được bảo trì tốt gặp ít sự cố hơn và dễ khắc phục sự cố hơn nhiều so với các mạng không được chú ý. Thông thường, nhiệm vụ này được phụ trách bởi:

  • Quản trị mạng CNTT nội bộ của doanh nghiệp: quản lý, giám sát các thiết bị, phần mềm mạng, cài đặt, nâng cấp mở rộng, kiểm soát người dùng, an toàn thông tin. Quản trị viên CNTT này cũng duy trì việc kiểm tra thường xuyên các vấn đề về hiệu suất, giám sát lưu lượng, băng thông, tình trạng phần cứng, , v.v. trong khả năng của mình với sự hỗ trợ thêm từ các nhà cung cấp hoặc sản xuất.
  • Dịch vụ kỹ thuật thuê ngoài: Các gói bảo trì của bên thứ ba cung cấp là giải pháp thay thế thuê ngoài để hỗ trợ 1 phần việc của quản trị mạng nội bộ doanh nghiệp hoặc phụ trách toàn bộ hệ thống CNTT. Điều này nâng cao tính chuyên nghiệp khi công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật này có đầy đủ chuyên gia có kinh nghiệm và công cụ chuyên dụng cho công việc. Đây cũng là phương án tối ưu giúp doanh nghiệp giảm bớt một số lo ngại xung quanh việc tự mình quản lý toàn bộ cơ sở hạ tầng CNTT trong khi xử lý các thay đổi, xử lý sự cố. Hơn nữa, nó cũng giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận hành khi phải duy trì lực lượng chuyên gia CNTT lớn cùng các thiết bị chuyên dùng đắt tiền, cần bảo trì và không gian lưu trữ chuyên nghiệp.

Có những lợi ích khác nhau giữa việc bảo trì hệ thống CNTT được quản lý nội bộ và thuê ngoài. Quy mô mạng của tổ chức – doanh nghiệp, khả năng của nhân viên CNTT nội bộ, công cụ dụng cụ chuyên dùng có sẵn và ngân sách vận hành sẽ là những cân nhắc chính trong việc xác định xem phương pháp tiếp cận truyền thống tự quản lý nội bộ, thuê ngoài hay kết hợp cả 2 để có phù hợp nhất với cơ sở hạ tầng CNTT. Bạn có thể cân nhắc thêm tùy chọn ĐO KIỂM TRA hiệu suất, băng thông và chẩn đoán lỗi mạng mạng LAN/WAN để bắt đầu khảo sát, đánh giá lại hiện trạng mạng LAN/WAN hiện có. Từ đó có đủ thông tin để lập hồ sơ, sau đó thực hiện bảo trì, tối ưu hóa băng thông, hiệu suất cho hệ thống mạng LAN/WAN tiện lợi và tiết kiệm chi phí về nhân sự và mua sắm thiết bị.