Bên cạnh các mạng Wifi dân dụng đang cực kỳ phổ biến tại các doanh nghiệp và hộ gia đình, thì nhu cầu cho hệ thống mạng Wifi công nghiệp ngày càng nhận được sự quan tâm, đầu tư của người dùng theo sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và xu hướng IIoT (Industrial Internet Of Things). Do phải lắp đặt ở điều kiện ngoài trời và tại các khu công nghiệp với điều kiện rất khắc nghiệt về độ ẩm, bụi, nhiễu điện từ, nguồn điện kém ổn định và nhiệt độ môi trường hà khắc, nên mạng Wifi công nghiệp cần có những thiết kế đặc biệt hơn so với mạng Wifi dân dụng.
Một mạng Wifi mạnh mẽ không những đáp ứng được trải nghiệm của người dùng về khả năng chịu tải, tốc độ truy cập các ứng dụng, internet, chia sẻ dữ liệu, mà còn đảm bảo được tính tin cậy, độ bền bỉ và khả năng kết nối tới các thiết bị công nghiệp khác như máy tính PC, Camera IP, hệ thống Scada, HMI,.. dễ dàng, thuận tiện và có chi phí triển khai thấp hơn so với mạng Ethernet dùng dây.
Một hệ thống mạng Wi-Fi công nghiệp cũng cần thực hiện các bước khảo sát, thiết kế trước khi lựa chọn thiết bị Wifi ngoài trời và thi công lắp đặt.
Thiết bị Wifi AP chuẩn công nghiệp
Với các tổ chức, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghiệp như các nhà máy sản xuất, lĩnh vực năng lượng như các nhà máy điện, công ty truyền tải điện, giao thông,… cũng như khách sạn/resort, khu du lịch sinh thái, trường học, bệnh viện, sân bay, bến tàu, bến xe,… thường có rất nhiều các yêu cầu về tính ổn định, sự bền bỉ, vùng phủ sóng trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Hơn nữa, các điểm truy nhập Wifi cũng thường ở nhiều vị trí khác nhau, thậm chí cách xa nhau vài km. Do vậy, người dùng cần tính toán, lựa chọn các thiết bị Wifi AP công nghiệp, dựa trên các tính toán về số lượng thiết bị tại vị trí lắp đặt, nguồn điện, vùng phủ sóng,.. tương tự như một hệ thống Wifi doanh nghiệp (xin tham khảo thêm TẠI ĐÂY).
Các thiết bị Wifi AP công nghiệp có thiết kế đặc biệt, có khả năng chống bụi, chống ẩm, chống sốc điện, miễn nhiễm từ trường và làm việc tại các khu vực có thời tiết khắc nghiệt từ -40 ~75 độ C tại các khu công nghiệp, sân bay, nhà kho, giao thông, đường sắt, cũng như các tủ kỹ thuật tại các vỉa hè trên phố. Bộ phát Wifi công nghiệp được cung cấp với đa dạng về kiểu dáng, như thiết kế ốp trần, treo tường, âm tường với đai gắn vững chắc. Các thiết bị Wifi AP ngoài trời này cũng đáp ứng khả năng truyền tải khác nhau, từ 150Mbps cho tới 1750Mbps, tùy thuộc vào số thiết bị dùng khác nhau tại từng khu vực.
Wifi AP PLANET WDAP-802AC
Wifi AP WDAP-802AC có sự ổn định cao, vỏ bảo vệ IP68, chịu tải tốt ~200 users, hỗ trợ băng tần kép 2.4GHz/5GHz, tốc độ truyền tải 1200Mbps, cổng mạng Gigabit 10/100/1000Mbps, hỗ trợ PoE, có thể cấu hình qua thiết bị quản lý Wifi Controller hoặc NMS tập trung, và qua giao diện Web-base.
Wifi AP PLANET WDAP-8530
Wifi AP WDAP-8530 có sự ổn định cao, vỏ bảo vệ IP66, chịu tải tốt ~100 users, hỗ trợ băng tần kép 2.4GHz/5GHz, tốc độ truyền tải 600Mbps, cổng mạng Gigabit 10/100/1000Mbps, hỗ trợ PoE, có thể cấu hình qua thiết bị quản lý Wifi Controller hoặc NMS tập trung, và qua giao diện Web-base.
Wifi AP PLANET WAP-552N, WAP-252N
Wifi AP WAP-552N (5GHz), WAP-252N (2.4GHz) có sự ổn định cao, vỏ bảo vệ IP67, chịu tải tốt 50~100 users, tốc độ truyền tải 300Mbps, cổng mạng 10/100Mbps, hỗ trợ PoE, có thể cấu hình qua thiết bị quản lý Wifi Controller hoặc NMS tập trung, và qua giao diện Web-base.
Wifi AP PLANET WBS-202N, WBS-502N, WBS-512AC
Wifi AP WBS-202N (2.4GHz, 300Mbps, 10/100Mbps), WBS-502N (5GHz, 300Mbps, 10/100Mbps), WBS-512AC (5GHz, 900Mbps, Gigabit 10/100/1000Mbps) có sự ổn định cao, vỏ bảo vệ IP55, chịu tải tốt 50~150 users, hỗ trợ PoE, có thể cấu hình qua thiết bị quản lý Wifi Controller hoặc NMS tập trung, và qua giao diện Web-base.
Hạ tầng kết nối Wifi Access Point
Hầu hết các Wifi AP ngoài trời đều hỗ trợ cổng mạng 10/100Mbps và Gigabit 10/100/1000Mbps và nhận nguồn PoE chuẩn IEEE 803.af/at, do vậy người dùng có thể sử dụng các thiết bị Switch cấp nguồn PoE làm hạ tầng kết nối và cấp nguồn cho chúng.
Người dùng có 3 phương án sử dụng Switch PoE để kết nối tới các Wifi AP:
- Thiết bị Unmanaged Switch PoE: dùng cho các hệ thống Wifi nhỏ, không cần quản lý.
- Thiết bị Managed Switch PoE: dùng cho các hệ thống Wifi lớn, cần chức năng quản lý, giám sát QoS.
- Thiết bị Switch công nghiệp PoE: dùng cho các điểm lắp đặt cùng với Outdoor Wifi AP để đảm bảo sự hoạt động ổn định của toàn hệ thống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Switch PoE sử dụng cáp CAT5/CAT6 thường có chất lượng truyền tải dữ liệu và cấp nguồn PoE tốt trong khoảng cách dưới < 100m trở lại. Với các điểm lắp Wifi AP ở khoảng cách xa hơn, người dùng cần sử dụng tới Switch quang PoE, cho khoảng cách kết nối từ vài trăm mét lên tới > 100km.
Hệ thống quản lý mạng Wifi
Với mạng Wifi công nghiệp lớn, có nhiều điểm lắp đặt Wifi AP ở nhiều vị trí có địa lý khác nhau và được tích hợp với các thiết bị Switch mạng Ethernet, thì hệ thống quản lý là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng QoS và tiết kiệm chi phí, công sức vận hành, bảo dưỡng mạng.
Quản lý hệ thống mạng Wifi chuyên dụng này có thể là Wifi Controller, hoặc thiết bị NMS cho toàn bộ hệ thống, giúp quản trị viên có thể cấu hình, giám sát chất lượng QoS, chẩn đoán/xử lý sự cố từ xa chính xác tới từng vị trí trên MAP.
Hệ thống quản lý mạng Wifi cũng có thể đặt lịch hoạt động cho từng thiết bị, giúp tiết kiệm điện, giải phóng bộ nhớ, giúp hệ thống luôn hoạt động mượt mà.
Đo kiểm tra hiệu suất truy nhập, tốc độ mạng LAN/WAN và lập hồ sơ nghiệm thu
Sau khi thiết kế và thi công lắp đặt mạng LAN/WAN có dây và không dây Wifi, các kỹ thuật viên cần kiểm tra lại toàn bộ hệ thống để đảm bảo hiệu suất truy cập tốt để đảm bao trải nghiệm sử dụng của người dùng cuối. Các bài đo kiểm tra có thể thực hiện đơn giản bằng cách quan sát trên Smartphone có cài ứng dụng Speedtest, hoặc sử dụng máy đo hiệu suất mạng chuyên dụng cho mạng Wifi không dây và có dây kèm phần mềm quản lý, báo cáo kết quả chuyên nghiệp.
Các bài đo tập trung chính vào các chỉ tiêu:
- Tốc độ truy cập mạng nội bộ có dây Ethernet và không dây Wifi.
- Hiệu suất thông lượng của mạng và các thiết bị mạng điểm cuối-điểm cuối (End-to-End).
- Tốc độ truyền tải file (Download/Upload) FTP/HTTP.
- Tốc độ truy cập Internet.
- Kiểm tra trải nghiệm sử dụng bằng Web-Brower.
- Lập hồ sơ nghiệm thu với các báo cáo chuyên nghiệp bằng máy đo chuyên dụng VeEX WX150.
Để đảm bảo các kết nối vật lý, cấu hình, hiệu suất thiết bị mạng được tối ưu nhất, đúng với thiết kế ban đầu và đúng với mong muốn của chủ đầu tư.